Quy trình Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng

Quy trình Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng dùng xương nhân tạo, màng sinh học giúp tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG CHẼ CHÂN RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng bằng xương nhân tạo với màng sinh học.
- Xương nhân tạo là vật liệu thay thế xương có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.
- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tiêu xương ổ răng vùng chẽ chân răng độ 1,2.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Tiêu chẽ chân răng độ 3
- Tiêu chẽ chân răng ở bệnh nhân viêm quanh răng tiến triển nhanh.
- Bệnh nhân đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
Dụng cụ
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.
Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.
- Màng sinh học
- Vật liệu thay thế xương.
- Dụng cụ cố định màng
3. Người bệnh
- Bệnh nhân được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.
- Các xét nghiệm cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
2.Kiểm tra người bệnh:
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
Sát khuẩn
Vô cảm
- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.
- Gây mê nếu cần.
Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng
- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến
+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến
+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
- Làm sạch túi quanh răng vùng chẽ:
+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử
+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng
+ Bơm rửa sạch túi quanh răng vùng chẽ.
+ Xử lý bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.
+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.
Đặt vật liệu thay thế xương và màng sinh học :
- Đặt vật liệu thay thế xương:
+ Trộn vật liệu thay thế xương với máu của bệnh nhân hoặc nước muối sinh lý.
+ Đặt vật liệu đã trộn vào khuyết hổng vùng chẽ theo từng lớp.
- Sửa soạn và đặt màng sinh học:
+ Xử lý màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.
+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.
+ Đặt màng che phủ vùng chẽ chân răng và vật liệu ghép.
- Cố định màng.
Khâu đóng vạt niêm mạc.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1.Trong khi phẫu thuật
- Chảy máu : Cầm máu.
2. Sau khi phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
== ==== === === ==== ==== ====
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG CHẼ CHÂN RĂNG BẰNG ĐẶT MÀNG SINH HỌC
I.ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng bằng màng sinh học.
- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tiêu xương ổ răng vùng chẽ chân răng độ 1.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3.
- Tiêu chẽ chân răng ở bệnh nhân viêm quanh răng tiến triển nhanh.
- Bệnh nhân đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
Dụng cụ
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.
Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.
- Màng sinh học
- Dụng cụ cố định màng
3. Người bệnh
- Bệnh nhân được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.
- Các xét nghiệm cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
2.Kiểm tra người bệnh:
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
Sát khuẩn
Vô cảm
- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.
- Gây mê nếu cần.
Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng
- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến.
+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến
+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
- Làm sạch túi quanh răng vùng chẽ:
+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử
+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng
+ Bơm rửa sạch túi quanh răng vùng chẽ.
+ Xử lý bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.
+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.
Đặt màng sinh học :
- Sửa soạn và đặt màng sinh học:
+ Xử lý màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.
+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.
+ Đặt màng che phủ vùng chẽ chân răng.
- Cố định màng.
Khâu đóng vạt niêm mạc.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1.Trong khi phẫu thuật
- Chảy máu : Cầm máu.
2. Sau khi phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Răng hàm mặt Hà Nội Số 1 -Hàng Tre -Hà Nội vừa giới thiệu tới các bạn Quy trình Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng. Các bạn có thể xem thêm các quy trình kỹ thuật phẫu thuật, điều trị khác tại đây .
Trân trọng cảm ơn đã quan tâm !!!